Phân tích vai trò của Nông nghiệp đối với phát triển kinh tế đối với các nước đang phát triển? Tại sao “an ninh lương thực” được coi là một chính sách quan trọng của tất cả các quốc gia?
Vai trò của nông nghiệp với phát triển KT
- NN cung cấp lương thực thực phẩm , đảm bảo nhu yếu phẩm thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của con người
- NN cung cấp các yếu tố đầu vào cho các hoạt động kinh tế ( nguyên liệu, nhân lực,.... )
- Góp phần cung cấp vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa
- Là nguồn sinh kế, là lĩnh vực tạo việc làm cho một nửa nhân loại
- NN và nông thôn là thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp
=> Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp.Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số.
- Anh (chị) hãy trình bày quá trình phát triển nông nghiệp?
- Quá trình phát triển nông nghiệp
- Nông nghiệp truyền thống
- Nông dân vẫn canh tác theo phương thức cũ
- Việc ứng dụng phương thức sản xuất mới diễn ra chậm chạp
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi phương thức sx thường bắt nguồn từ quá trình lao động của người nông dân
- Sản xuất mang tính tự cung, tự cấp với một vài cây trồng , vật nuôi chủ yếu
- Lưu ý
+ Nông nghiệp truyền thống không hoàn toàn là “ phi hiệu quả ”
+ Nông nghiệp truyền thống cũng không phải là không có sự cải tiến trong kĩ thuật canh tác
- Nông nghiệp hiện đại
- Ứng dụng tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
- Chuyên môn hóa sản xuất một loại cây trông, vật nuôi nhất định
- Sản xuất hoàn toàn vì thị trường và mục tiêu lợi nhuận thương mại
- Lưu ý
+ Việc ứng dụng khoa học công nghệ không có phương thức tối ưu duy nhất mà tùy thuộc vào điều kiện của từng nước, từng vùng
+ Việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc lớn vào các hệ thống hỗ trợ
Sản xuất nông nghiệp đang chịu tác động của những nhân tố nào
- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
+ Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật nuôi.
+ Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
+ Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Các yếu tố nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp về nguồn lực lao động.
+ Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng, chế biến và bảo quản
+ Về nguồn lực vốn
- Thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra: Thị trường tiêu thụ - ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa
- Kết cấu hạ tầng nông thôn: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: vai trò của Nhà nước và địa phương rất quan trọng trong việc kịp thời ban hành chính sách, các văn bản hướng dẫn nhằm định hướng kịp thời cho việc phát triển.
* Không đúng. Các nước phát triển có lợi thế quy mô lớn, lao động giá cao, khoa học công nghệ phát triển, được ứng dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Chính sách Nông nghiệp chung Châu Âu là một đại diện tiêu biểu cho việc thực hiện và giải quyết vấn đề tam nông với một loạt các biện pháp can thiệp kinh tế, tài chính, trợ giá, thuế... để đảm bảo sự phát triển bền vững của lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và bảo vệ môi trường, cảnh quan nông thôn, tăng cường chất lượng đất canh tác. nông nghiệp có thể được coi là thế mạnh của Việt Nam cx như các nc đag phát triển nhưng cách thức tổ chức sản xuất nông nghiệp rất cần được hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá để một mặt cải thiện năng suất, mặt khác giữ vững độ ổn định, chất lượng đất đai canh tác. Năng suất lao động còn thấp, Chất lượng một số sản phẩm chưa cao và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Môi trường đất, nước ở nhiều nơi ô nhiễm do sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến các mặt hàng nông sản.
Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
Hệ thống giao thông nông thôn:
+ Duy trì, củng cố và nâng cấp hệ thống đường giao thông hiện có theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện nay.
+ Tập trung xây dựng các đường đến trung tâm xã và cụm xã mà hiện tại không có đường, đường đến các nông lâm trường và các khu công nghiệp nông thôn.
+ Nối liền các mạng lưới giao thông nông thôn với mạng lưới giao thông quốc gia và xây dựng hệ thống đường dẫn và cầu vượt tại các điểm giao cắt giữa các đường cao tốc, quốc lộ và đường ở các địa phương.
+ Phát triển các phương tiện giao thông cơ giới quy mô nhỏ như máy kéo phù hợp với các điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Hệ thống thuỷ lợi: tưới và tiêu
+ Nâng cấp và hiện đại hoá các hệ thống công trình thuỷ lợi
+ Các dịch vụ Phát triển Thuỷ lợi nhằm Thay đổi Cơ cấu Kinh tế Khu vực Nông nghiệp-Nông thôn
+ Bảo vệ, quản lý tài nguyên nước
- Hệ thống điện
+ Vận hành và bảo dưỡng các công trình điện
+ Quản lý điện khí hóa nông thôn
- Hệ thống XH: điều kiện y tế, trường học, quản lý nn địa phg …