Tìm hiểu thêm về chức năng lãnh đạo

  1. Khái niệm về lãnh đạo : là một nghệ thuật tác động vào con người sao cho họ không những chỉ tuân thủ các mệnh lệnh phải làm việc tự nguyện hăng hái
  2. Lãnh đạo làm việc định ra chủ trương đường lối mục đích tính chất nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong các điều kiện môi trường nhất định như vậy lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định
  3. Lãnh đạo với ảnh hưởng những người khác bằng quyền lực bằng những tác động ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác bằng uy tín bằng sự thuyết phục sự gương mẫu động viên bằng thủ đoạn
  4. Lãnh đạo là hoạt động quản lý mang tính phân tầng đó là quá trình người lãnh đạo thông qua quyền lực và ảnh hưởng của mình để tạo ra một bộ máy để tiến hành các hoạt động quản lý
  5. Người lãnh đạo là người phải được cấp dưới tuân thủ mệnh lệnh của mình

=> Với tư cách là một chức năng của quy trình quản lý, chức năng lãnh đạo (lãnh đạo theo nghĩa hẹp) được định nghĩa như sau:

Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để duy trì kỷ luật, kỉ cương của tổ chức và hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên nhằm phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của họ hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức

Chức năng lãnh đạo có những vai trò cơ bản sau:

 

– Duy trì kỷ luật, kỷ cương nhằm ổn định tổ chức

 

– Hướng dẫn, thuyết phục, khích lệ nhân viên để phát huy cao nhất tiềm năng và năng lực của nhân viên nhằm phát triển tổ chức

 

– Phối hợp các cố gắng riêng lẻ thành cố gắng chung

 

– Xây dựng văn hoá tổ chức

C3: kn nhà lãnh đạo,vai trò,yêu cầu,tiêu chuẩn

  • một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.
  • Vai trò: Nhà lãnh đạo là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức đó là

          + định hướng những mục tiêu đúng

          +  có một máy quản lý gọn nhẹ năng động

          + có cán bộ lãnh đạo giỏi

          +  có phương pháp và nghệ thuật quản lý thích hợp và tận dụng và khai thác thời cơ

  • Vị trí:

        + Xét về mặt tổ chức lao động họ là cầu nối yếu tố bên ngoài và bên trong có của tổ chức

         + Xét về mặt lợi ích họ là cầu nối giữa các lợi ích của xã hội: lợi ích các thành viên trong tổ chức, cá nhân và tập thể

          +  Xét về mặt nhận thức và vận dụng quy luật họ là những người trực tiếp nhận thức các quy luật để ra cho các tổ chức

  • Yêu cầu về năng lực:

+ Về năng lực tổ chức

  Về năng lực tổ chức sử dụng con người dưới quyền biết cách sắp xếp bộ máy cán bộ dưới quyền biết nhìn nhận đánh giá đúng hiện tại và khả năng phát triển của cán bộ cấp dưới để bố trí và bồi dưỡng các trợ lý và người kế nhiệm trong tương lai

Về năng lực tổ chức sử dụng con người dưới quyền biết cách sắp xếp bộ máy cán bộ dưới quyền biết nhìn nhận đánh giá đúng hiện tại và khả năng phát triển của cán bộ cấp dưới để bố trí và bồi dưỡng các trợ lý và người kế nhiệm trong tương lai

Không bảo thủ,luôn tìm tòi cách làm mới , biết sử dụng , kế thừa kinh nghiệm và kỹ năng người khác

+ Về phẩm chất đạo đức và lý trí

Tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội

Có tham vọng và quyết tâm đạt được tham vọng

Biết suy nghĩ hợp lý để có thể quyết đoán

Có tình cảm vững vàng,dễ hoà hợp với mọi người,rộng lượng chấp nhận mọi người về cá tính của họ, sao cho có thể phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của họ

Tự tin và chịu đựng được thất bại

Ham hiểu biết và luôn bồi dưỡng kiến thức

         + Về năng lực chuyên môn:

         Có trình độ kĩ thuật và chuyên môn phù hợp

         Có trình độ kĩ thuật và chuyên môn phù hợp

          Biết lường trước tình huống có thể xảy ra cho tổ chức,cho các bộ        phận và cho phạm vi chức trách của mỗi người tuỳ thuộc vào trách nhiệm đảm nhận

Có năng lực vận động quần chúng

Có tài và sẵn lòng chia sẻ công việc với người khác

C4: Các loại phong cách lãnh đạo

 

Theo nghiên cứu của hai tác giả Tannebaum và Smidt đã chú phong cách thành hai phong cách cực đoan và năm phong cách trung gian sau:

  • Phong cách dân chủ (tập trung vào cấp dưới); Nhà quản lý có xu hướng đa cấp dưới vào làm quyết định, tăng cường ủy nhiệm quyền hạn, khuyến khích cấp dưới tham gia giải quyết vấn đề, dùng thông tin phản hồi để huấn luyện cấp dưới.

- Phong cách độc đoán (tập trung vào thu trường): Là người tập trung quyền hành, dựa vào chức vụ để ra các quyết định, quyết định phương pháp làm việc không cho cấp dưới bàn bạc thảo luận.

Giữa hai phong cách cực đoạn này, hai tác gia Tannebaum và Smidt có chịu thành năm cấp khác nhau tùy theo mức độ tập trung vào thủ trưởng hay Tập trung vào tập dưới theo hình 4

C5: Uy tín của nhà lãnh đạo

 

  • Uy tín là mức độ hiệu quả sự tác động của của bộ lãnh đạo đối với người khác

Thứ nhất: Do quyền uy của địa vị pháp lý trong tổ chức và xã hội đen lại. Những người được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của tổ chức, các "già làng, trưởng bản", người già trong xã hội phương Đông là những người có uy tín trong các tổ chức.

Thứ hai: Sự tín nhiệm của cá nhân. Là sự tín nhiệm do cá nhân có uy tín trong tổ chức và xã hội do trời phú và do rèn luyện, học tập tu dưỡng

Thu ba:  Uy tín do văn bằng và trình độ nghiệp vụ được xã hội và cấp dưới thừa nhận

  • Nguyên tắc tạo lập uy tin

 

       Nhanh chóng tạo được thắng lợi ban đầu cho hệ thống và tạo ra thắng lợi liên tục.

         +  Tạo được sự nhất trị cao độ trong tổ chức,

         +   Đi theo con đường sáng, tránh mọi thủ đoạn đen tối

         +  Không được dối trá,đã hứ phải làm

         +  Gương mẫu và đạo đức, sử dụng ,nâng đỡ người tốt được mọi người tin tưởng

 C6: Khái niệm kích thích động viên,tháp nhu cầu,lý thuyết x và y

 

  • Kích thích động viên là một tập hợp các biện pháp quản lý của người quan lý nhân phát hiện nhu cầu, lợi ích và động cơ làm việc, từ đó tác động làm cho đôi tung dược động viên sẵn long tăng nổ lực để đạt được mục tiêu, kế hoạch hoặc nhiệm vụ của tổ chức trao
  • Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow

                                          Nhu cầu tự mãn

                                      Nhu cầu tự trọng

                              Nhu cầu xã hội

                               Nhu cầu an ninh

                              Nhu cầu sinh tồn

Nhu cầu sinh tồn (Một số tác giả [13,15] gọi là nhu cầu sinh lý) là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (hit the không khi, uống, ăn, mặc, ở, đi lại, duy trì nòi giống….) A.Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được con người,

 

Nhu cầu an ninh; là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản

 Nhu cầu xã hội : do con người là thành viên của xã hội nên họ cân được những người khác chấp nhận, được giao tiếp, giao lưu, kết bạn

 Nhu cầu được tôn trọng: Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế  tự trong, muốn vươn lên và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới những sự thỏa mãn như quyền lực, uy tin, địa vị và lòng tự tin

Nhu cầu tự hoàn thiện (một số tác giả [15) gọi là nhu cầu tự mãn): A Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới mức mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa

  • Học thuyết X,Y

   Các gia thiết của học thuyết X:

   + Một người bình thường có ác cảm về công việc và làng tránh nó nếu có thể

    + Vì đặc điểm không thích làm việc của con người, nên mọi người đều bị ép buộc, điều khiển, hướng dẫn và đe dọa bằng các hình phạt nào đó để buộc họ phải hết sức cố gắng đạt được những mục tiêu của tổ chức. Người bình thường bao giờ cũng không thích bị lãnh đạo, muốn trốn tránh trách nhiệm, có ít hoài bảo và chỉ muốn an thân

Do vậy, để buộc họ làm việc các nhà quản lý phải tác động đến từ bên ngoài đối với hành vi của nhân viên, thậm chí đe dọa bằng các hình phạt Quan bị viên phải giám sát chặt chẽ, tạo tiên luật lệ và phần thường du nhân viên. Điều khiển từ bên ngoài hoặc đe dọa bằng hình phạt con người mới chịu làm việc

    

       Các giả thiết của học thuyết Y:

- Con người sẽ tự chủ và tự lãnh đạo bản thân để đạt những mục tiêu của tổ chức mà họ được giao phó.

 - Các phần thưởng liên quan đến kết qua của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc giao phó trách nhiệm thực hiện mục tiêu.

- Trong những điều kiện thích hợp, người bình thường không chỉ chịu trách nhiệm mà biết cách chấp nhận trách nhiệm về phía mình

 - Không ít người có khả năng phát huy tốt trí tưởng tượng, tài năng và sự sáng tạo

C7: CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT

  Khái niệm kiểm soát (controling)

  • Khái niệm

Kiểm soát là chức năng quan trọng của nhà quản lý nhằm thu thập thông tin về các quá trình, hiện tượng đang diễn ra trong tổ chức

Kiểm soát là một quy trình giám sát các hoạt động để đảm bảo các hoạt động này được thực hiện theo kế hoạch và chính sưu các sai lệch quan trọng [

Kiểm soát là quá trình xem xét, đo lường và chân chính (nếu có sai lệch xấu) việc thực hiện nhằm bao đam cho các mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được hoàn thành một các có hiệu quả.

Kiểm soát được thực hiện ở các cấp của cơ cấu tổ chức,

 

  • Vai trò của kiểm soát

+  Kiểm soát là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong   quản lý

Kiểm soát thảm định tính đúng sai của đường lối, chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án, tỉnh tôi ưu của cơ cấu tổ chức quản lý, tính phù hợp của các phương pháp mà cán bộ quan lý đã sử dụng để đưa tổ chức tiến tới mục tiêu của mình

    + Kiểm soát đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao 

Trong thực tế, những kế hoạch tốt nhất cũng có thể không được thực hiện như ý muốn. Các nhà quản lý cũng như cấp dưới của họ đều có thể mắc sai lầm và kiểm soát cho phép chủ động phát hiện, sửa chữa các sai lầm đó trước khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọi hoạt động của tổ chức được tiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra.

 

  + Kiểm soát giúp tổ chức theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường.

 

      Thay đổi là thuộc tính tất yếu của môi trường, thị trưởng luôn biến động, các đối thủ cạnh tranh liên tục giới thiệu các sản phẩm mới để thu hút khách hàng, các vật liệu và công nghệ mới được phát minh, các kế hoạch, chính sách và pháp luật nhà nước được ban hành, điều chính.

   Chức năng kiểm soát giúp các nhà quản lý luôn năm được bức tranh toàn canh về môi trường và có những phản ứng thích hợp trước các vấn đề và cơ hội thông qua việc phát hiện kịp thời những thay đổi đang và sẽ anh hương đến kế hoạch, mục tiêu của tổ chức.

 

    + Kiểm soát tạo tiền để cho quá trình hoàn thiện và đổi mới

 

Với việc đánh giá các hoạt động. Kiểm soát khẳng định những giá trị nào sẽ quyết định sự thành công của tổ chức. Những giá trị đó sẽ được tiêu chuẩn hóa để trở thành mục đích, mục tiêu, quy tắc, chuẩn mực cho hành vi của các thành viên trong tổ chức.

 

     + Kiểm soát đảm bảo quyền lực của các nhà quản lý

 

 Nhờ chức năng này, các nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Nếu mất quyền kiểm soát nghĩa là nhà quản lý đã bị vô hiệu hóa, tổ chức có thể bị đi theo một hướng khác. Quá trình kiểm soát cho phép nhà quản lý giám sát hoạt động đang diễn ra trong tổ chức, đặt nền tảng cho quá trình ra quyết định.

Tóm lại, kiểm soát khắc phục tính ngẫu nhiên trong hệ thống quản lý, đảm bao cho sự ủy quyền, là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình quản lý theo mục tiêu

C8: QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT

 

Quy trình kiểm soát là 1 quá trình bao gồm nhiều hoạt động

  • Xác định mục tiêu và nội dung kiểm soát

Mục tiêu của kiểm soát là phải phát hiện, sửa chữa được những sai lệch trong hoạt động của tổ chức. Việc thiết lập hệ thống kiểm soát có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin phản hồi về hoạt động của tổ chức một cách chính xác, kịp thời là một công việc khó khăn

Về nội dung công tác kiểm soát cần tập trung vào những khu vực hoạt động thiết yếu và những điểm kiểm soát thiết yếu 

       + Các khu vực hoạt động thiết yếu là những khu vực, khía cạch, yếu tố của tổ chức cần phải hoạt động có hiệu quả cao để đảm bảo cho toàn bộ tổ chức thành công.

        + Các điểm kiểm soát thiết yếu là những điểm đặc biệt trong tổ chức mà đó việc giám sát và thu thập thông tin phản hồi nhất định phải thực hiện. Đô là những điểm mà nếu sai lệch không được đo lường và điều chỉnh kịp thời sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng hoạt động của tổ chức  

  • Xác định các tiêu chuẩn của kiểm soát

    Tiêu chuẩn kiểm soát là những chuẩn mực mà các cá nhân, tập thể và tổ chức phải thực hiện để đảm bảo cho toàn bộ tổ chức hoạt động có hiệu quả.Tiêu chuẩn kiểm soát là những thước đo đối với những kết qua thực tế thực hiện hoặc mong muốn mà ta có thể đo được

     Khi xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát cần chú ý một số yêu cầu

 (1) Cần cố gắng lượng hóa các tiêu chuẩn kiểm soát

 (2) Số lượng các tiêu chuẩn kiểm soát cần được hạn chế ở mức tối thiểu

(3) Có sự tham gia rộng rãi của những người thực hiện trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn kiểm soát cho hoạt động của chính họ

(4) Các tiêu chuẩn phải phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng kiểm soát và phải linh hoạt.

-  Đo lường và đánh giá sự thực hiện

     Đo lường như thế nào cũng là một vấn đề trong kiểm soát. Tùy đối tượng bị kiểm soát, thời gian kiểm soát và mức độ quan trọng của vấn đề cần kiểm soát mà nhà quản lý thực hiện chức năng kiểm soát lựa chọn phương pháp kiểm soát thích hợp. Sử dụng các phương pháp khác nhau để đo cũng chính là sử dụng các biện pháp khác nhau để kiểm soát.

   Chính vì vậy để đo lường có hiệu quả cần chú ý:

       Để dự báo được những sai lệch trước khi chúng trở nên trầm trọng, qua cuối cùng của hoạt động, việc do lường nhiều khi phải thực hiện đối với đầu vào của hoạt động, những dấu hiệu và thay đổi có thể anh hương đến kết quả của từng giai đoạn hoạt động nhằm tác động điều chỉnh kịp thời.

       Để rút ra những kết luận đúng đắn về hoạt động và kết quả thực hiện cũng như nguyên nhân của những sai lệch, việc đo lường được lặp đi lặp lại bằng những công cụ hợp lý. Tần suất của sự đo lường phụ thuộc vào dạng hoạt động bị kiểm soát.

      Có thể người tiến hành giám sát, đo lường sự thực hiện với người đánh giá và ra quyết định điều chỉnh có thể khác nhau nên phải xây dựng được moi quan hệ truyền thông hợp lý giữa họ.

     Các nguồn thông tin dùng để đo lường kết quả thực hiện: Kết quả quan sát cá nhân,Các báo cáo thống kê, Báo cáo miệng , Báo cáo bằng văn bản

       Thông báo kết quả đo lường. Kết quả đo lường phải được thông báo đến các đối tượng sau:

 

      + Người phụ trách trực tiếp bộ phận hay công việc đã và đang kiểm soát bởi chính họ sẽ thực hiện các công việc điều chỉnh cần thiết.

      + Cấp trên trực tiếp của bộ phận hay người được kiểm soát để họ biết giúp đỡ cấp dưới khi cần thiết.

       + Các đơn vị có liên quan, ảnh hưởng đến hành động điều chỉnh sau này.

  • Xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường với hệ tiêu chuẩn

         Nếu sự thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn, nhà quản lý có thể kết luận mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch và không cần điều chỉnh.

       Nếu kết quả thực hiện không phù hợp với tiêu chuẩn thì điều chính có thể là cần thiết. Lúc này phải tiến hành phân tích nguyên nhân của sự sai lệch và những hậu quả của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp để đi tới kết luận cần thiết điều chỉnh hay không và nếu cần thì xây dựng một chương trình điều chỉnh có hiệu quả.

- Điều chỉnh các hoạt động

 Điều chính là những tác động bổ sung quá trình quan lý để khác phục những sai lệch giữa sự thực hiện hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch những không ngừng cải tiến hoạt động.

   Quá trình điều chính phải tuân thủ những nguyên tắc sau

       + Chỉ điều chỉnh khi thật sự cần thiết.

       + Điều chỉnh dụng mức độ, tránh tùy tiện, tránh gây tác dụng xấu.            

       + phải tính tới hậu quả sau này

       +  Tránh để lỡ thời cơ, tranh bao thu

       + tùy điều kiện mà kết hợp các phương pháp điều chính cho hợp lý Để hoạt động điều chỉnh đạt kết quả cao cần xây dựng một chương trình điều chỉnh, trong đó trả lời các câu hỏi sau:

     + Mục tiêu điều chỉnh

     + Nội dung điều chỉnh

     + Ai tiến hành điều chỉnh

     + Sử dụng biện pháp công cụ để điều chỉnh

     + Thời gian điều chỉnh

C9: THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ : KN,VAI TRÒ,CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN,CÁC YÊU CẦU

   

  • KN: Thông tin được xem là mạch máu, hay hệ thần kinh của tổ chức nó gắn kết các bộ phận của tổ chức lại với nhau. Không có thông tin thì mọi hoạt động của tổ chức sẽ bị đình trệ, rối loạn và thiếu chính xác.
  • số khái niệm về thông tin liên quan đến quản lý như sau:

+  Thông tin là tin tức về những hiện tượng, những sự kiện, những hoạt động nào đó đã và đang xảy ra.

                +Thông tin là những dữ liệu có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau thành những kiến thức cụ thể

                + Thông tin là những tín hiệu mới được thu nhận. được cảm thụ và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hoặc giải quyết một nhiệm vụ nào đó trong quản lý.

=>> Như vậy, chúng ta có thể hiểu thông tin quản lý là tất cả các tin tức nảy sinh trong quá trình cũng như trong môi trường quản lý và cần thiết cho việc ra quyết định hoặc giai quyết một vấn đề nào đó trong hoạt động quản lý.

  • Vai trò :

   Thông tin là nền tảng, là hạt nhân của quản lý. Thông tin có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định quản lý và trong việc thực hiện các chức năng quản lý: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát.

    + Thông tin là đối tượng lao động của nhà quản lý. Trong quá trình điều hạnh tổ chức, nhà quản lý thường xuyên làm việc với 3 loại thông tin cơ ban: thông tin kế hoạch, thông tin môi trường ; thông tin thực hiện

       + Thông tin là công cụ của nhà quản lý (là cơ sở của công tác kế hoạch hoa, là phương tiện chỉ đạo các hoạt động của tổ chức).

 + Thông tin là yếu tố bảo đảm cho người thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

     =>> Tóm lại, vai trò của thông tin trong quản lý là ở chỗ nó làm tiền đề, làm cơ sở và là công cụ của quản lý tổ chức, quá trình quản lý là quá trình thu thập và xử lý thông tin.

  • Yêu cầu đối với thông tin quản lý:

+ Tính chính xác : thông tin cần phản ánh khách quan,trung thực tình hình hoạt động của tổ chức.Tính chính xác nói lên mức độ xấp xỉ so với nguyên bản mà nó biểu hiện

+Tính kịp thời: đòi hỏi phải nhanh nhạy nắm bắt thông tin,đồng thời phải nhanh chóng gia công , điều chỉnh và truyền tải thông tin

 + Tính đầy đủ,tổng hợp : phải cung cấp cho chủ thể quản lý những thông tin cần và đủ để có thể ra quyết định quản lý có cơ sở khoa học và tác động hữu hiệu đến đối tượng quản lý

 + Tính cô đọng ,dễ hiểu: đòi hỏi tt phải được cô đọng bằng những lập luận súc tích dễ hiểu , có tính đơn ngữ làm tránh cách hiểu khác nhau về từ ngữ.Muốn vậy cần phải chính xác hóa nội dung các kn và thuật ngữ

 + Tính bảo vệ: tt đc coi là tài sản quý giá của mọi tổ chức vì vậy cần đc bảo vệ và chỉ những người có quyền hạn mới đc tiếp cận tránh lộ tt gây tổn hại cho đơn vị tổ chức

C10: KHÁI NIỆM VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ LÀM QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ

 

  • Quyết định trong quản lý là hành vi sáng tạo của chủ thể để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở hiểu biết các quy luật khách quan và phân tích các thông tin về hiện trạng của hệ thống và môi trường.
  • Làm quyết định là chọn phương án tốt nhất trong các phương án đưa ra nhằm giải quyết một vấn đề đã chín muồi.

C11: CÁC KIỂU LÀM QUYẾT ĐỊNH

  1. a) Do một cá nhân làm quyết định

Các nhà quản lý có nhiều kiểu làm quyết định khác nhau khi phải giải quyết vấn đề của tổ chức:

- Người tìm kiếm vấn đề: Tích cực tìm kiếm vấn đề, lường trước các tình xuống có thể xảy ra để giải quyết vấn để.

Người né tránh vấn đề: Bỏ qua thông tin chỉ ra vấn đề. Là những người thụ động và không muốn đương đầu với vấn đề.

- Người giải quyết vấn đề: Cố gắng ra quyết định để giải quyết vấn đề khi chúng xảy ra.

 Một vấn đề nữa về kiểu làm quyết định là tính cách của người ra quyết

Định. Dựa trên 2 yếu tố: đường lối suy nghĩ và sự chấp nhận tính lộn xộn của cá nhân. Khi tổ hợp 2 yếu tố  này ta có 4 kiểu làm quyết định :

   + Kiểu chủ động:

Người làm quyết định kiểu chủ động có độ chấp nhận lộn xộn thấp và rất thuần lý trong đường lối suy nghĩ. Họ có hiệu năng và rất logic. Họ là người làm quyết định nhanh và tập trung vào ngắn hạn. Họ thường làm quyết định với lượng thông tin tối thiểu và thẩm định ít phương án.

   +  Kiểu phân tích:

Người làm quyết định kiểu phân tích có độ chấp nhận lộn xộn cao hơn kiểu chủ động. Họ cần thông tin nhiều hơn. Là người được mô tả là người làm quyết định can thân, có khả năng thích ứng hoặc đương đầu với các tỉnh hưởng độc đáo

  + Kiểu tác phong

Người làm quyết định theo kiểu tác phong làm việc rất tốt với người khác. Họ quan tâm đến sự thành đạt của cấp dưới và chấp nhận để xuất củ người khác. Họ thường dùng cuộc họp để truyền đạt, họ né tránh mâu thuẫn. 

   + Kiểu quan niệm

Người làm quyết định theo kiểu quan niệm có xu hướng nhìn rộng và xem xét nhiều phương án khác nhau. Họ tập trung vào dài hạn và giỏi về tìm các giải pháp sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

b, Làm quyết định theo nhóm

- Thuận lợi khi làm quyết định theo nhóm:

   +  Cung cấp nhiều thông tin hoàn chỉnh hơn:

Một nhóm người thưởng mang lại tính đa dạng về kinh nghiệm và nhân quan cho quá trình làm quyết định mà một cá nhân không thể có.

   +  Sản sinh nhiều phương án:

Bởi nhóm có thông tin đa dạng hơn. họ có thể nhận ra được nhiều phương án hơn một cá nhân. Điều này cũng dùng khi các thành viên của  nhóm có các chuyên môn khác nhau

    +  Làm tăng sự chấp nhận một giải pháp:

 Nhiều quyết định thất bại vì sự lựa chọn cuối cùng không được nhiềungười ủng hộ. Nếu những người bị ảnh hưởng bởi một vài giải pháp và chính họ sẽ giúp thực hiện giải pháp này lại là người tham dự vao qua trình làm quyết định thì họ sẽ dễ chấp nhận giải pháp này hơn và khuyến khích những người khác chấp nhận

   + Làm tăng sự chính danh:

Quy trình làm quyết định phù hợp với các nguyên tắc dân chủ, vì thế các quyết định theo nhóm được xem là có tính chính danh cao hơn các quyết dinh do môi cá nhân làm.

- Nhược làm quyết định theo nhóm:

     + Mất thời gian Phải mất thời gian tập hợp theo nhóm. Nhóm thường mất thời gian để thảo luận đi đến thống nhất.

     + Sự khống chế của thiểu số

Các thành viên của một nhóm thường không bình đẳng tuyệt đối, họ khác nhau về cấp bậc, kinh nghiệm, kiến thức, khác nhau về kỹ năng thuyết phuc. Điều này tạo cơ hội cho một hoặc một số thành viên sử dụng ưu thế đã không chỉ toàn bộ nhóm. Một thiểu số khống chế thường có ảnh hưởng lớn đến quyết định sau cùng

    + Áp lực quy phục:

Các áp lực xã hội bắt phải quy phục nhóm có thể dẫn đến hiện tượng gọi là sự suy nghĩ của nhóm. Đây là một hình thái quy phục mà trong đó các thành viên phải nén lại các quan điểm khác biệt, thiểu số để tỏ ra thuận tỉnh. Sự suy nghĩ của nhóm quyết định đường lối suy tương của nhóm và dẫn làm giam chất lượng của quyết định sau cùng,

   + Trách nhiệm lộn xộn

 Các thành viên của nhóm chia sẻ tránh nhiệm. Trách nhiệm của từng thành viên không thể phân định rõ ràng

C12: QUY TRÌNH LÀM QUYẾT ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH

 

  1. Nhận dạng vấn đề

Ý thức được sự sai biệt => Vấn đề ( một nhiệm vụ ) <= Áp lực phải hành động

Quy trình làm quyết định bắt đầu bằng sự phát triển 1 vấn đề trong tổ chức cần được giải quyết bằng 1 quyết định. Xuất phát từ sự sai biệt giữa thành tích hiện tại và mong muốn chủ quan của nhà quản lý. Vấn đề cấn giải quyết tạo ra áp lực cho nhà qli buộc người đó phải hành động ngay

  1. Chọn tiêu chuẩn để đánh giá các phương án và xác định trọng số của chúng

 a, Chọn tiêu chuẩn

Một khi nhà quản lý đã nhận ra vấn đề cần giải quyết, người đó cũng phải nhận dạng được các tiêu chuẩn để đánh giá, lựa chọn quyet dinh. Tiểu chuẩn đánh giá theo hướng có thể được thể hiện bằng số lượng và chất lượng, phan anh cơ bản kết quả dự tính sẽ đạt được. Tiêu chuẩn phải cụ thể dễ hiểu, đơn giản, không trùng lặp

  1. b) Phân bố trọng số cho các tiêu chuẩn

Những tiêu chuẩn được chọn ở trên không quan trọng như nhau, nên chúng ta phải có tỉ trọng khác nhau để đạt được những ưu tiên phù hợp khi chọn phương án. Về mặt phương pháp có nhiều phương pháp khác nhau:

    + phân bổ theo thang điểm

    + sử dụng phương pháp ma trận vuông hoặc ma trận chéo hoặc pp tính toán trọng số AHP

C, thu thâp thông tin

  • Nếu vấn đề chưa rõ thì cần thu thập thông tin làm rõ,nếu rõ rồi thì bỏ qua bước này.

D, chính thức đề ra nhiệm vụ

E, phân tích đánh giá lựa chọn phương án tốt nhất

F, thực hiện quyết định

G, kiểm tra việc thực hiện

Người ra quyết định cẩn và có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện quyết định. Đồng thời việc kiểm tra có các tác dụng sau:

  • Kiểm tra sẽ tác động tốt tới hành vi con người, nâng cao trách nhiệm,động viên họ thực hiện nhiệm vụ
  • Thúc đẩy sự thực hiện có trình tự.

-  Kịp thời điều chỉnh nhiệm vụ.

Việc kiểm tra sẽ tạo mối liên hệ ngược nhằm điều chỉnh kịp thời các vấn đề dạng xuất hiện...

H , Điều chỉnh quyết định

+ Khi kiểm tra việc thực hiện quyết định, nếu phát hiện một trong các nguyên nhân sau, thì phải điều chỉnh quyết định:

     - Tổ chức thực hiện không tốt việc thực hiện quyết định; - Có những nguyên nhân khách quan biến động mạnh:

     - Có sai lầm nghiêm trọng trong quyết định

+ phương pháp : tăng lên hoặc giảm đi tùy thuộc kết quả thực hiện hoặc biến động môi trường

I,tổng kết việc thực hiện quyết định

 

 

 

 

 

Tìm hiểu thêm 

 

Dịch vụ chụp ảnh 

Dịch vụ photocopy 

Dịch vụ in ấn tài liệu 

Chụp ảnh thẻ lấy ngay 

 

 

 

Scroll